Các cuộc chiến tranh Mithridates Mithridates_VI_của_Pontos

Bản đồ vương quốc Pontus, Trước triều đại của Mithridates VI (tím đậm), Sau những cuộc chinh phục của ông (tím), Những vùng đát ông chinh phục trong chiến tranh Mithridates (hồng).

Quốc vương kế tiếp của xứ Bithynia, Nicomedes IV là một ông vua bù nhìn của người La Mã. Mithradates đã có âm mưu lật đổ ông ta nhưng không thành công và Nicomedes được người cố vấn La Mã xúi giục tuyên bố chiến tranh với Pontus. Lúc này Rôma đang vướng vào cuộc nội chiến với các đồng minh Ý của mình và chỉ có vài quân đoàn ở Macedonia. Mithradates đã xâm lược Bithynia và nhanh chóng hành quân qua quốc gia này, đưa quân đội của mình tới tận Propontis.

Vương quốc Pontus bao gồm một hỗn hợp các dân tộc của Ionia Hy lạp và các thành phố của Tiểu Á. Gia đình hoàng gia đã hầu như Hy Lạp hóa sau khi kinh đô chuyển về thành phố Hy Lạp là Sinope. Những nhà vua này luôn cố gắng để thể hiện sức mạnh của mình đối với các thần dân của họ, họ thể hiện bộ mặt Hy lạp đối với thế giới Hy Lạp và bộ mặt Iran-Tiểu Á với thế giới phương Đông. Bất cứ khi nào khoảng cách giữa các nhà vua đối với các thần dân Tiểu Á trở nên lớn hơn, họ sẽ nhấn mạnh nguồn gốc Ba Tư của mình. Theo cách này, hoàng gia đã tuyên truyền rằng họ thừa hưởng dòng dõi từ những vị vua của Hy Lạp và Ba Tư bao gồm: Cyrus Đại đế, Darius I, Seleukos I Nikator và cả Alexandros Đại đế.

Dù với bất cứ mục đích nào của ông, các thành bang Hy Lạp (bao gồm cả Athena) đã đứng về ph Mithridates và chào đón quân đội của ông tại lục địa Hy lạp trong khi hạm đội của ông vây hãm người La Mã tại đảo Rhodes.

Tigranes II, vua của quốc gia lân cận Armenia, đã thiết lập đồng minh với Mithradates và cưới người con gái yêu quý của vua Pontus, Cleopatra. Họ sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc xung đột với La Mã.

Sau khi chinh phục miền Tây Tiểu Á năm 88 TCN, Mithradates VI ban lệnh giết toàn bộ người La Mã sống ở đây. Cuộc tàn sát 80.000 người La Mã gồm nam giới, phụ nữ, trẻ em được biết đến trong thế giới cổ đại là sự kiện Asiatic Vespers. Trong cuộc chiến tranh Mithridates lần thứ nhất nổ ra từ năm 88 TCN tới năm 84 TCN. Lucius Cornelius Sulla đánh đuổi Mithridates khỏi Hy lạp và để Lucius Licinius Murena ở lại phụ trách quân đội La Mã ở Tiểu Á rồi tự mình quay trở lại Ý để đáp trả mối đe dọa từ Gaius Marius. Sau đó, Mithradates VI lại bị đánh bại nhưng không nản chí. Hòa bình được lập lại bởi La Mã và Pontus nhưng cũng chỉ là tạm thời, cho tới khi Murena tấn công Mithridates năm 83 trước Công nguyên, dẫn đến cuộc chiến tranh Mithridates lần thứ hai từ năm 83 -81 TCN. Hòa bình lại được lập lại sau khi Murena thua một vài trận.

Mithridates sau đó đã khôi phục lại lực lượng của mình và khi quân La Mã cố gắng tấn công vùng phụ cận của Bithynia. Mithradates VI đã xuất đại binh đánh La Mã, dẫn đến chiến tranh Mithridates lần thứ ba kéo dài từ năm 73 TCN đến năm 63 TCN. Đầu tiên là Lucullus và sau đó là Pompeius Magnus được La Mã phái đến chống lại Mithridates.

Sau khi bị Pompeius đánh bại vào năm 65 trước Công nguyên, Mithridates VI đã vội vã bỏ trốn cùng với một đội quân nhỏ từ Colchis (Gruzia ngày nay) vượt qua dãy Caucausus tới Krym và cố gắng tăng cường quân đội để chống lại La Mã nhưng ông đã không thành công để làm được điều này. Con trai cả của ông, Machares, nhà vua của Cimmerian Bosporus, người mà có vương quốc được công nhận bởi người La Mã, ông ta đã không có thiện chí giúp đỡ vua cha. Mithridates đã giết Machares, và cướp lấy ngai vàng của vương quốc Bosporos. Mithridates đã ra lệnh cưỡng bách rất nhiều người Scythia tòng quân để chiếm lại vương quốc của mình. Pharnaces II, người con trai út đã dấy lên một cuộc nổi loạn chống lại cha mình cùng sự giúp đỡ của những người La Mã bị đày ải trong quân đội của Mithridates. Mithridates sau đó bỏ chạy đến thành lũy cuối cùng ở Panticapaeum, tại đây ông buộc phải tự tử và được chôn tại cố đô Amasya của Pontus.

Có thể nói, vua Mithradates VI của Pontus là một trong những người vĩ đại nhất trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của Đế chế La Mã cách đây hơn 2.000 năm.